Giải trí đến lồi mắt suy nghĩ mờ nhạt tâm trí dạt trôi

Dục vọng con người bị khuếch đại bởi các phương tiện truyền thông hiện đại

Con người vốn truy cầu những kích thích tâm lý và có xu hướng tìm kiếm những thứ có thể đáp ứng các truy cầu này.
Không dễ để nhận ra rằng các nội dung kích thích tâm sắc – dục, tâm thể hiện bản thân, tâm hiếu thắng, tâm tranh đấu hơn thua, tâm tự mãn, tâm truy cầu vật chất… khoác trên mình chiếc áo hào nhoáng, quyến rũ và hấp dẫn của các gameshow, các bộ phim hấp dẫn, các video giải trí, các môn “thể thao điện tử”, các ấn phẩm nổi tiếng… tạo ra các kích thích tâm lý không ngừng để thỏa mãn nhu cầu của con người. Được tiếp sức bởi Internet, điện thoại thông minh, mạng xã hội và các thuật toán gợi ý nội dung tinh vi, các nội dung này ngày càng lan rộng đến mọi ngóc ngách trên thế giới, khuếch đại sự truy cầu các kích thích tâm lý và dục vọng của con người.

Thời đại của mạng xã hội – thời đại của “giải trí đến chết”

Đối với nhiều người, nhu cầu được sử dụng mạng xã hội thậm chí còn cao hơn cả ham muốn được ngủ và nghỉ ngơi. Nghĩa là, họ chấp nhận “giải trí đến lồi mắt”.
Thực tế, mạng xã hội dễ dàng gây nghiện hơn cả rượu bia và ma túy bởi vì chúng phổ biến hơn, được cộng đồng chấp nhận rộng rãi và gần như là hoàn toàn miễn phí. Mạng xã hội đang ăn sâu bám rễ vào tâm trí của mỗi người, đặc biệt là thế hệ trẻ, tước đoạt dần những giá trị nội tại và danh tính của từng cá nhân. Người trẻ hoài nghi về bản sắc chính mình, bản sắc cá nhân liên tục được các mạng xã hội gợi ý. Chúng được đề xuất trên dòng newsfeed – được “chăm bón” bởi những thông tin khác nhau, được tính toán chính xác bởi những thuật toán, tạo ra những hoài nghi cho từng cá nhân về danh tính: Liệu tôi là ai? Những thông tin tôi xem có phản ánh con người tôi? Những điều tôi từng cho là đúng liệu còn đúng không?

Làm sao thoát khỏi sự thao túng của truyền thông hiện đại?

“Khi một người dân trở nên phân tâm bởi những câu chuyện phiếm, khi đời sống văn hóa được định nghĩa lại như một vòng giải trí vĩnh viễn…thì đất nước đó đang gặp nguy cơ, sự tiêu vong của nền văn hóa có thể được nhìn thấy rõ ràng”.
Trong guồng quay của cuộc sống, nhiều người trong chúng ta không thể trả lời cho câu hỏi “chúng ta là ai?”, “mục đích tồn tại của đời người là gì?”, do đó họ dễ rơi vào cảm giác buông xuôi, để mặc cho những ứng dụng kỹ thuật số thao túng bản thân. Tuy nhiên, nếu chúng ta thực sự biết được nguồn gốc tốt đẹp của sinh mệnh và mục đích chân chính của sinh mệnh đời người là vô cùng vĩ đại và sâu sắc, có lẽ chúng ta sẽ dũng cảm hơn để từ chối những cám dỗ của truyền thông điện tử và các ứng dụng kỹ thuật số để bước trên con đường quay trở lại bản ngã chân chính của sinh mệnh?

Xem điện thoại nhiều có bị lồi mắt không?

Phỏng vấn các chuyên gia về mắt biết được mắt sẽ chớp khoảng 12 – 18 lần/1 phút. Cứ mỗi lần như thế, nước mắt của chúng ta sẽ tiết ra và phủ lên toàn bộ mắt. Nhưng khi xem điện thoại chăm chú, số lần chớp mắt sẽ ít hơn khiến nước mắt phủ lên lớp giác mạc bị giảm đi.
Không những thế tác hại của luồng ánh sáng xanh mang năng lượng cao tác động trực tiếp đến đáy mắt, điều này làm ảnh hưởng đến tế bào võng mạc. Tế bào này có chức năng chính là cung cấp dưỡng chất đến các tế bào thị giác. Vì vậy, sự suy giảm này làm cắt đi nguồn dinh dưỡng của tế bào thị giác. Thiếu nguồn dinh dưỡng là nguyên nhân khiến chúng ta thường xuyên bị mờ mắt, đau nhức, mệt mỏi, khô rát. Đây cũng là nguyên nhân khiến bạn bị cận thị, nặng hơn là dẫn đến lồi mắt khi xem điện thoại.

Ngoài ra, ta cũng có thể nhìn góc nghiêng từ bên phải sang hoặc từ bên trái sang để so sánh khoảng cách giữa đỉnh giác mạc và cung lông mày hoặc sử dụng thước Hertel để đo. Trong y khoa, khi con ngươi và lòng trắng bị lồi ra ngoài với độ lồi lớn hơn 10mm được xem là bất thường. Các biểu hiện của người chơi điện thoại nhiều bị lồi mắt như sau:

Sụp mí.
Quầng thâm đậm màu.
Hai bên góc mắt có nhiều nếp nhăn, vùng da quanh mắt bị chùng xuống và lão hóa.
Ánh mắt đờ đẫn, tiêu cự ngắn, thiếu sức sống, cảm giác nhìn vào như thiếu ngủ.

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top